Category: Thủ công mỹ nghệ
Showing all 3 results
-
Dao Phúc Sen Hà Khiêm
Read moreDao là vật dụng không thể thiếu trong sinh hoạt thường ngày của mọi gia đình. Đối với người Nùng An, con dao còn là người bạn đồng hành trong những chuyến đi rừng. Là những người trẻ nối nghiệp, “giữ lửa” và “giữ tiếng” của nghề rèn truyền thống Phúc Sen. Trong nhiều năm qua, Hợp tác xã Dao Phúc Sen Hà Khiêm luôn luôn cố gắng, nỗ lực mang các sản phẩm Dao Phúc Sen vươn xa. Chúng tôi vẫn luôn học hỏi để không ngừng hoàn thiện sản phẩm, không vì mục đích lợi nhuận mà là vì niềm tự hào, sự yêu thương trân trọng những sản phẩm rèn thủ công truyền thống. Các sản phẩm do HTX Dao Phúc Sen Hà Khiêm sản xuất gồm có: dao chặt xương, dao chặt gà, vịt, dao chuyên thái, dao chuyên lọc, dao chặt củi… Bên cạnh những mẫu dao cán sắt truyền thống, chúng tôi luôn tìm cách thổi những làn gió mới vào nghề rèn, hiện nay có thêm những mẫu mã đa dạng về cả chức năng và cả tính thẩm mỹ cao như: dao cán gỗ nghiến, gỗ cẩm chỉ và các loại dao rèn từ thép trắng không han rỉ với nhiều họa tiết trang trí trên thân dao.
-
Nón lá Chúp xà Hoàng Diệu
Read moreNhắc đến nón lá thì chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nón lá bài thơ hay là nón lá làng Chuông của người Kinh ở miền xuôi. Nhưng còn có 1 loại nón lá nữa vô cùng độc đáo, đó chính là nón lá của người Nùng ở Cao Bằng. Với người dân tộc Nùng ở huyện Quảng Hòa tỉnh Cao Bằng, chiếc nón lá là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày gắn với hoạt động lao động sản xuất và văn hóa. Trải qua thời gian và đổi thay, phát triển của đời sống, nón lá của người Nùng vẫn giữ được vẻ đẹp bình dị, mộc mạc như chính con người nơi đây. Không chỉ đơn thuần dùng để che nắng, che mưa, nón lá còn là nét riêng, cái “duyên” của dân tộc. Dù không còn phát triển như trước, nhưng nghề làm nón lá vẫn được người dân ở nhiều địa phương trong huyện Quảng Hòa giữ gìn và phát triển. Nón lá của người Nùng rất khác với nón lá dưới xuôi và gồm nhiều loại, như: Chúp xà (nón chóp nhọn), Chúp slâng (nón bè như cái sàng), Chúp Vja (nón đan có hoa văn, hoặc nón kết hoa), Chúp tha bẻ (nón có hoa văn tròn như mắt con dê)… Không chỉ khác về hình thức mà còn khác về nguyên liệu và cách làm. Chính sự tự nhiên với dáng vẻ hoang sơ, đơn giản của những chiếc nón lá, với kỹ sảo đan lát độc đáo tạo nên kiểu dáng riêng của từng chiếc nón, loại nón và chứa đựng các yếu tố văn hóa của cộng đồng người Nùng, của từng vùng quê.
-
Sàng tre Diễn Thượng
Read moreSự phát triển của nền kinh tế thị trường và cuộc sống bận rộn khiến nhiều người lựa chọn sử dụng các sản phẩm được làm từ nhựa với giá thành, mẫu mã đa dạng và tiện dụng khiến hình ảnh về cái rổ, cái sàng, cái nia xưa kia vốn là vật dụng thường có trong mỗi gia đình nay chỉ còn là những hồi ức. May mắn thay, tại xóm Hồng Định 1, xã Hạnh Phúc vẫn còn đó nhiều người tâm huyết vẫn bền bỉ ngày qua ngày bám trụ và làm mọi cách để nghề truyền thống không bị mai một. Nhiều người trong số đó lớn lên đã gắn bó với cây tre, nắm lòng bàn tay các thuộc tính của từng cây tre, từng sợi mây. Dần dần, tại xóm nhỏ xinh xinh ẩn mình sau những rặng cây và rừng tre xanh mướt ấy, người ta vẫn bắt gặp hình ảnh các ông các bà tuổi đã gần thất tuần vẫn cùng con cháu khoan thai uốn nắn từng khung tre sợi lạt để làm nên những chiếc sàng tre trông thật bình dị nhưng không kém phần tinh xảo, chắc chắn mà gần gũi thân thương. Đối với họ, từng chiếc sàng tre được làm ra là những tác phẩm truyền tải mong muốn và niềm đau đáu với nghề truyền thống của địa phương, nơi gìn giữ những hoài cổ trong nét văn hóa làng quê Việt Nam xưa.