Sàng tre Diễn Thượng

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và cuộc sống bận rộn khiến nhiều người lựa chọn sử dụng các sản phẩm được làm từ nhựa với giá thành, mẫu mã đa dạng và tiện dụng khiến hình ảnh về cái rổ, cái sàng, cái nia xưa kia vốn là vật dụng thường có trong mỗi gia đình nay chỉ còn là những hồi ức. May mắn thay, tại xóm Hồng Định 1, xã Hạnh Phúc vẫn còn đó nhiều người tâm huyết vẫn bền bỉ ngày qua ngày bám trụ và làm mọi cách để nghề truyền thống không bị mai một. Nhiều người trong số đó lớn lên đã gắn bó với cây tre, nắm lòng bàn tay các thuộc tính của từng cây tre, từng sợi mây. Dần dần, tại xóm nhỏ xinh xinh ẩn mình sau những rặng cây và rừng tre xanh mướt ấy, người ta vẫn bắt gặp hình ảnh các ông các bà tuổi đã gần thất tuần vẫn cùng con cháu khoan thai uốn nắn từng khung tre sợi lạt để làm nên những chiếc sàng tre trông thật bình dị nhưng không kém phần tinh xảo, chắc chắn mà gần gũi thân thương. Đối với họ, từng chiếc sàng tre được làm ra là những tác phẩm truyền tải mong muốn và niềm đau đáu với nghề truyền thống của địa phương, nơi gìn giữ những hoài cổ trong nét văn hóa làng quê Việt Nam xưa.

Cây tre từ bao đời nay vốn là biểu tượng của hình ảnh làng quê, của sức mạnh quật cường và sự đoàn kết của người dân Việt Nam trong các cuộc đấu tranh vệ quốc. Từ cây tre, ông cha ta đã biết chế tác và làm ra nhiều đồ dùng từ đơn giản đến tinh xảo phục vụ đắc lực cho sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày như thúng, nia, mẹt, sàng, giường kệ, bàn ghế… Trong số những đồ vật gần gũi mà thân thương đó, hình ảnh chiếc sàng tre được bắt gặp nhiều trong thơ ca dân gian và các câu ca dao, tục ngữ tiêu biểu như:

“Chẻ tre lựa lóng đan sàng

Chờ ba năm nữa cho nàng lớn khôn”

hay

“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

Tre xanh đủ lá đan sàng hay chưa?

Chàng hỏi thì em xin thưa

Tre vừa đủ lá đan sàng nên chăng?”

Những câu chuyện liên quan đến cây tre và các sản vật từ nó vẫn còn là một đề tài gợi ra những suy nghĩ về môi trường và đời sống con người đang đứng giữa lằn ranh của hiện đại và truyền thống.

“Nghề đan khổ lắm em ơi

Nửa đêm chưa ngủ mờ mờ dậy đan

Làm ra cái rổ cái sàng

Tre mây có hết xuống làng Triều Châu”

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và cuộc sống bận rộn khiến nhiều người lựa chọn sử dụng các sản phẩm được làm từ nhựa với giá thành, mẫu mã đa dạng và tiện dụng khiến hình ảnh về cái rổ, cái sàng, cái nia xưa kia vốn là vật dụng thường có trong mỗi gia đình nay chỉ còn là những hồi ức. May mắn thay, tại xóm Hồng Định 1, xã Hạnh Phúc vẫn còn đó nhiều người tâm huyết vẫn bền bỉ ngày qua ngày bám trụ và làm mọi cách để nghề truyền thống không bị mai một. Nhiều người trong số đó lớn lên đã gắn bó với cây tre, nắm lòng bàn tay các thuộc tính của từng cây tre, từng sợi mây. Dần dần, tại xóm nhỏ xinh xinh ẩn mình sau những rặng cây và rừng tre xanh mướt ấy, người ta vẫn bắt gặp hình ảnh các ông các bà tuổi đã gần thất tuần vẫn cùng con cháu khoan thai uốn nắn từng khung tre sợi lạt để làm nên những chiếc sàng tre trông thật bình dị nhưng không kém phần tinh xảo, chắc chắn mà gần gũi thân thương. Đối với họ, từng chiếc sàng tre được làm ra là những tác phẩm truyền tải mong muốn và niềm đau đáu với nghề truyền thống của địa phương, nơi gìn giữ những hoài cổ trong nét văn hóa làng quê Việt Nam xưa.

Thông tin liên hệ: Tổ hợp tác sản xuất sàng tre Diễn Thượng

Người đại diện: Ông Đinh Ích Thương

Số điện thoại: 0914.475.856

Địa chỉ: xóm Hồng Định 1, xã Hạnh Phúc, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng.

Cart

Your Cart is Empty

Back To Shop