Nón lá Chúp xà Hoàng Diệu

Nhắc đến nón lá thì chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nón lá bài thơ hay là nón lá làng Chuông của người Kinh ở miền xuôi. Nhưng còn có 1 loại nón lá nữa vô cùng độc đáo, đó chính là nón lá của người Nùng ở Cao Bằng. Với người dân tộc Nùng ở huyện Quảng Hòa tỉnh Cao Bằng, chiếc nón lá là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày gắn với hoạt động lao động sản xuất và văn hóa. Trải qua thời gian và đổi thay, phát triển của đời sống, nón lá của người Nùng vẫn giữ được vẻ đẹp bình dị, mộc mạc như chính con người nơi đây. Không chỉ đơn thuần dùng để che nắng, che mưa, nón lá còn là nét riêng, cái “duyên” của dân tộc. Dù không còn phát triển như trước, nhưng nghề làm nón lá vẫn được người dân ở nhiều địa phương trong huyện Quảng Hòa giữ gìn và phát triển. Nón lá của người Nùng rất khác với nón lá dưới xuôi và gồm nhiều loại, như: Chúp xà (nón chóp nhọn), Chúp slâng (nón bè như cái sàng), Chúp Vja (nón đan có hoa văn, hoặc nón kết hoa), Chúp tha bẻ (nón có hoa văn tròn như mắt con dê)… Không chỉ khác về hình thức mà còn khác về nguyên liệu và cách làm. Chính sự tự nhiên với dáng vẻ hoang sơ, đơn giản của những chiếc nón lá, với  kỹ sảo đan lát độc đáo tạo nên kiểu dáng riêng của từng chiếc nón, loại nón và chứa đựng các yếu tố văn hóa của cộng đồng người Nùng, của từng vùng quê.

CÂU CHUYỆN SẢN PHẨM

NÓN LÁ CHÚP XÀ HOÀNG DIỆU – BẢN SẮC VĂN HÓA NGƯỜI NÙNG CAO BẰNG

Nhắc đến nón lá thì chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nón lá bài thơ hay là nón lá làng Chuông của người Kinh ở miền xuôi. Nhưng còn có 1 loại nón lá nữa vô cùng độc đáo, đó chính là nón lá của người Nùng ở Cao Bằng. Với người dân tộc Nùng ở huyện Quảng Hòa tỉnh Cao Bằng, chiếc nón lá là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày gắn với hoạt động lao động sản xuất và văn hóa. Trải qua thời gian và đổi thay, phát triển của đời sống, nón lá của người Nùng vẫn giữ được vẻ đẹp bình dị, mộc mạc như chính con người nơi đây. Không chỉ đơn thuần dùng để che nắng, che mưa, nón lá còn là nét riêng, cái “duyên” của dân tộc. Dù không còn phát triển như trước, nhưng nghề làm nón lá vẫn được người dân ở nhiều địa phương trong huyện Quảng Hòa giữ gìn và phát triển. Nón lá của người Nùng rất khác với nón lá dưới xuôi và gồm nhiều loại, như: Chúp xà (nón chóp nhọn), Chúp slâng (nón bè như cái sàng), Chúp Vja (nón đan có hoa văn, hoặc nón kết hoa), Chúp tha bẻ (nón có hoa văn tròn như mắt con dê)… Không chỉ khác về hình thức mà còn khác về nguyên liệu và cách làm. Chính sự tự nhiên với dáng vẻ hoang sơ, đơn giản của những chiếc nón lá, với  kỹ sảo đan lát độc đáo tạo nên kiểu dáng riêng của từng chiếc nón, loại nón và chứa đựng các yếu tố văn hóa của cộng đồng người Nùng, của từng vùng quê.

Ngày nay, việc đan nón cũng trở nên mai một, dù không còn là nghề được ưu tiên lựa chọn nhưng vẫn còn những người đang âm thầm tỉ mỉ, khéo léo vì nhiệt huyết với nghề và vì muốn níu giữ cái nghề làm nên nét đặc sắc của người Nùng. Tổ hợp tác sản xuất nón lá (chúp xà) Hoàng Diệu do ông Nông Văn Nghiệp làm tổ trưởng được thành lập cũng nhằm thể hiện tâm huyết ấy và mong muốn được thế hệ trẻ kế thừa, để từ đó không chỉ nón lá của người Nùng mà nhiều nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc được tồn tại và phát triển.

Chiếc nón lá do đôi bàn tay chai sần của những người thợ làm ra tiếp tục đi đến những phiên chợ, bầu bạn với người dân vùng núi cao, giúp che mưa, nắng và hiện hữu như là một minh chứng cụ thể cho nét độc đáo của đất và người nơi vùng núi cao. Nón lá (chúp xà) của người Nùng xã Tự Do đã trở thành một sản phẩm được nhiều du khách tìm mua làm kỷ niệm khi đến tham quan, du lịch tại Cao Bằng. Đến với những bản làng có nghề làm nón tại huyện Quảng Hòa, du khách còn được tìm hiểu, trải nghiệm nét văn hóa độc đáo và hòa vào đời sống của bà con dân tộc Nùng. Chắc chắn, bạn sẽ có được những trải nghiệm vô cùng thú vị và thêm yêu mến vùng đất Cao Bằng./.

Cart

Your Cart is Empty

Back To Shop